BẠN NHÀ NÔNG
QUY TRÌNH KỸ THUẬT GIỐNG LÚA LAI


Hướng dẫn gieo trồng giống lúa lai F1 Xuyên Hương 506

Là tổ hợp lúa lai ba dòng (Xuyên hương 29A/Dung khôi 506) do công ty TNHH Giống cây trồng Trọng Bang-Tứ Xuyên- Trung Quốc chọn tạo

I. Nguồn gốc: Là tổ hợp lúa lai ba dòng (Xuyên hương 29A/Dung khôi 506) do công ty TNHH Giống cây trồng Trọng Bang-Tứ Xuyên- Trung Quốc chọn tạo.

II. Đặc tính giống chủ yếu

- Là giống cảm ôn, gieo trồng được 2 vụ.

- Thời gian sinh trưởng:Tại các tỉnh phía Bắc vụ Xuân 125-130 ngày, vụ Mùa 105-110 ngày (nếu gieo sạ thời gian rút ngắn 3-5 ngày). Tại các tỉnh Bắc Trung Bộ thời gian rút ngắn 3-5 ngày so với khu vực đồng bằng sông Hồng. Tại Nam Trung Bộ vụ Đông Xuân 110-115 ngày, vụ Hè Thu 100-105 ngày.

- Chiều cao cây 100-110 cm, thân cứng, bông to dài 24-25cm, số hạt trên bông 180-200 hạt, đẻ nhánh khá. Hạt mỏ tím, vỏ trấu màu vàng sáng, hạt bầu, khối lượng 1000 hạt 27-28 gram, gạo trắng, ngon cơm mềm hơn Nhị ưu 838. Chống chịu sâu bệnh khá. Phạm vi thích ứng rộng.

- Năng suất bình quân 8-8,5 tấn (cao hơn Nhị ưu 838), thâm canh tốt đạt 10 tấn/ha.

III. Yêu cầu kỹ thuật

- Chân đất:Thích hợp chân đất vàn, vàn thấp, có độ phì tốt, trình độ thâm canh khá trở lên.

- Thời vụ: Theo hướng dẫn của mỗi địa phương, có thể tham khảo lịch thời vụ sau:

  • Khu vực đồng bằng sông Hồng và trung du Bắc Bộ: trà xuân muộn gieo mạ từ 20/1-5/2, gieo mạ nền hoặc dầy xúc, cấy tuổi mạ 3-3,5 lá (nếu gieo mạ dược cấy tuổi mạ 4,0-4,5 lá); vùng núi Đông Bắc gieo mạ đầu tháng 3, cấy trước 5/4.
  • Khu vực Bắc Trung Bộ: Vụ Xuân gieo 10-31/1, tuổi mạ cấy 3-3,5 lá với mạ dày xúc (4-4,5 lá với mạ dược).
  • Khu vực Nam Trung Bộ: vụ Đông xuân gieo sạ 20/12-15/1. 
- Thời gian ngâm ủ: Vụ Xuân ngâm nước 16 - 20 giờ, trong quá trình ngâm sau 5-6 giờ thay nước 1 lần. Sau đó vớt lép lửng và đãi sạch nước chua rồi mới ủ nẩy mầm.Trong quá trình ủ thường xuyên kiểm tra, nếu thấy thóc khô phải tưới nước đủ ẩm, khi thóc nứt nanh đều thì tãi mỏng, giữ ẩm cho mầm lên đều. Tuyệt đối không để đọng nước, không ủ trong túi nilon, bao dứa, trên nền xi măng.

- Mật độ cấy: 40-45 khóm/m2,cấy 1-2 dảnh/khóm (mạ ngạnh trê cấy 1 dảnh/khóm), cấy nông tay.

- Phân bón: Để đạt năng suất cao cần bón phân cân đối, tập trung, bón sớm và khuyến cáo sử dụng phân bón tổng hợp NPK bón lót và bón thúc. Lượng bón tùy theo từng loại đất, trên chân đất trung bình bón như sau:

*Đối với phân NPK: Sử dụng phân bón NPK Văn Điển liều lượng bón như sau:

- Bón lót (trước khi bừa cấy): Bón 7-8 tấn phân hữu cơ (hoặc 2000 kg phân vi sinh) + 560-700 kg/ha phân NPK (5:10:3).
Bón thúc (khi lúa bén rễ hồi xanh): Bón 300-360 kg/ha phân NPK (16:5:17) + 40 kg đạm urê cho vụ Xuân.

* Đối với phân đơn:

Loại phân

ĐVT

Vụ Đông Xuân, Xuân

1ha

1sào BB (360m2)

1sàoTB

(500m2)

Phân hữu cơ

tấn

10-12

0,4-0,45

0,5-0,6

Đạm Urea

Kg

240-280

8,5-10

12-14

Supe lân

Kg

450-500

16 -18

23-25

Kaliclorua

Kg

160-180

6-6,5

8-9


- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân hữu cơ hoặc phân vi sinh, lân + 40% đạm urê + 20 % phân kali; bón thúc (khi lúa bén rễ hồi xanh): 50% lượng đạm urê + 30% phân Kali; bón nuôi đòng (khi lúa đứng cái) bón lượng phân còn lại.

*Khuyến cáo:

-Nên bón nuôi hạt bằng kalidihydrotriphotphat (KH2¬PO4) kết hợp phòng trừ bệnh lem lép hạt bằng thuốc Tilsuper. Phun thuốc Tilsuper 2 lần/vụ: lần 1 khi lúa bắt đầu trỗ và lần 2 phối hợp cùng với 3 kg KH2¬PO4 cho 1 ha khi lúa trỗ xong.

- Phân bón qua lá: Max.Kali-Humate, KH, Atonic, Komic, MĐ101…phun vào thời điểm lúa đẻ nhánh, lúa trỗ 5-10%. Nồng độ và liều lượng theo hướng dẫn trên vỏ bao bì.

- Chăm sóc: Giữ đủ nước, tỉa dặm kịp thời, bón thúc sớm cho lúa đẻ sớm, đẻ tập trung, phát triển cân đối, có nhiều bông hữu hiệu, hạn chế sâu bệnh.

- Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra các loại sâu bệnh, phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của cơ quan Bảo vệ thực vật địa phương. Nên sử dụng thuốc Amistar Top 325EC hoặc Antracol 70WP +Nativo 750WG để phòng trừ tổng hợp được nhiều loại bệnh.

* Lưu ý:

- Thời vụ gieo cấy tùy theo lịch thời vụ của mỗi địa phương. Giống thích hợp cho sản xuất trong vụ Xuân ở nước ta.
- Tuyệt đối không được bón đạm lai nhai. Có thể sử dụng loại phân tổng hợp NPK khác, bón phân theo hướng dẫn trên bao bì.
- Thóc sau khi thu hoạch không được để lại làm giống cho vụ sau.

TIN KHÁC
BẠN NHÀ NÔNG
            Giống lúa thuần
            Giống lúa lai
            Giống rau đậu
       Tư vấn kỹ thuật